Dấu hiệu và phác đồ xử lý, điều trị bệnh Apv ở gà mà bạn nên biết

Dấu hiệu và phác đồ xử lý, điều trị bệnh Apv ở gà mà bạn nên biết

Bệnh Apv ở gà là chứng bệnh do chủng vi khuẩn có tên là Avian Pneumovirus gây ra. Là chứng bệnh có tốc độ lây lan rất nhanh thông qua đường hô hấp. Vì thế, người nuôi nếu không có những kiến thức đúng đắn về bệnh Apv này ở Gà. Điều này sẽ khiến cho bạn áp dụng những phác đồ điều trị bị sai cách. Vì thế, nếu bạn chưa hiểu rõ về chứng bệnh này hãy tìm hiểu nội dung bài viết dưới đây.

Dấu hiệu và phác đồ xử lý, điều trị bệnh Apv ở gà mà bạn nên biết
Dấu hiệu và phác đồ xử lý, điều trị bệnh Apv ở gà mà bạn nên biết

Những dấu hiệu nhận biết bệnh Apv ở Gà

Dấu hiệu nhận biết bệnh Apv ở Gà là một yếu tố quan trọng với người chăn nuôi. Nếu bạn không nhận diện đúng đắn và chính xác về chứng bệnh này. Bạn sẽ khó lòng đưa ra hướng điều trị cho đàn Gà nuôi của mình. Đương nhiên, điều này sẽ làm ảnh thưởng đến tiến độ và hiệu suất trong chăn nuôi.

Những dấu hiệu nhận biết bệnh Apv ở Gà
Những dấu hiệu nhận biết bệnh Apv ở Gà
  • Gà con: Dấu hiệu tăng trưởng chậm.
  • Gà trưởng thành sẽ có những dấu hiệu lâm sàng của bệnh Apv là run đầu và phù da đầu. Nhịp thở thông thường có dấu hiệu thở với tốc độ nhanh, khó thở. Đặc biệt, ở Gà xuất hiện những tiếng ho và âm rale phế quản.
  • Gà trưởng thành có dấu hiệu gầy yếu, đi lại khó khăn và phần cổ bị vẹo. Dấu hiệu này sẽ xuất hiện khi Gà ở độ 4-5 tuần tuổi. Ngoài ra, bạn sẽ phát hiện thêm dấu hiệu Gà sưng phù đầu, mặt và mắt. Đặc biệt, Gà sẽ thường xuyên có biểu hiện lắc đầu và chảy dãi.
  • Đối với Gà đẻ, phần buồng trứng sẽ bị teo và biến dạng. Ngoài ra, chất lượng và số lượng trứng sẽ bị giảm xuống một cách đáng kể.

Phác đồ xử lý và điều trị bệnh Apv ở Gà

Khi người chăn nuôi nhận thấy Gà có những biểu hiện của bệnh Apv. Lúc này, người nuôi cần đưa ra phác đồ xử lý và điều trị bệnh Apv ở Gà như sau:

Bước 1: Cách ly Gà bệnh

Đầu tiên, khi người nuôi phát hiện trong đàn Gà có Gà bị mắc bệnh Apv. Bạn cần phải tiến hành cách ly toàn bộ số Gà ốm, ủ rũ đó ra để điều trị. Ngoài ra, khu cách ly cần đảm bảo vệ sinh và khử trùng sạch sẽ trước khi cho Gà vào. Đặc biệt, chuồng nuôi cách ly nên có khoảng cách xa với khu chuồng nuôi chính.

Phác đồ xử lý và điều trị bệnh Apv ở Gà
Phác đồ xử lý và điều trị bệnh Apv ở Gà

Bước 2: Vệ sinh khu chuồng trại

Sau đó, đối với khu chuồng trại vừa được cách ly Gà bệnh ra. Người chăn nuôi sẽ tiến hành phun khử trùng toàn bộ không gian chuồng nuôi. Đối với các dụng cụ ăn uống và vệ sinh Gà cần được cọ rửa sạch sẽ. Bằng cách này, người nuôi sẽ làm hạn chế tốc độ lây lan của bệnh Apv ở Gà.

Bước 3: Điều trị bệnh Apv

Thường thì bệnh Apv ở Gà kéo theo rất nhiều triệu chứng và biểu hiện phát bệnh. Do đó, người chăn nuôi sẽ dựa vào triệu chứng bệnh tại thời điểm điều trị. Từ đó, bạn sẽ đưa ra cách chọn thuốc và biện pháp điều trị hợp lý. Chẳng hạn như:

  • Đối với Gà có biểu hiện sốt -> Cho uống hạ sốt.
  • Đối với Gà có dấu hiệu tiêu chảy -> Bổ sung điện giải, nước và đồng thời kết hợp các thuốc cầm tiêu chảy.

Bước 4: Điều trị bằng kháng sinh

Đối với toàn bộ đàn Gà người nuôi sẽ sử dụng kháng sinh để phòng bệnh diện rộng. Bằng cách, bạn tiến hành pha hoặc trộn kháng sinh vào nước uống, thức ăn. Ngoài ra, bạn cũng sẽ áp dụng cả cách điều trị này đối với đàn Gà bệnh cách ly.

Tuy nhiên đợt, điều trị kháng sinh chỉ nên áp dụng trong khoảng 3-5 ngày là hợp lý. Bạn có thể sử dụng loại kháng sinh Amoxyline với Doxycycline kết hợp với nhau. Apv là chứng bệnh do virus gây ra vì thế việc điều trị bằng thuốc không đem lại hiệu quả. Bạn chỉ có sử dụng kháng sinh để kháng lại các mầm bệnh dễ tái phát mà thôi. Trường hợp Gà chết phần đa là do mầm bệnh chứ không liên quan đến Apv.

Phác đồ xử lý và điều trị bệnh Apv ở Gà
Phác đồ xử lý và điều trị bệnh Apv ở Gà

Ngoài ra, người chăn nuôi cần chăm sóc đàn Gà thật tốt và cẩn thận. Đặc biệt, bạn không nên để Gà bị nhiễm lạnh hay đói khát. Vì thế, bổ sung thêm thức ăn và các thuốc bổ gan, giải độc, Vitamin là điều cần thiết. Nếu bạn thực hiện được các nguyên tắc này thì Gà sẽ phục hồi nhanh chóng.

Phòng bệnh bệnh Apv ở gà bằng Vacxin

Hiện nay trên thị trường cũng đã xuất hiện một vài công ty cung cấp vacxin Apv. Tuy nhiên, việc phòng bệnh bằng vacxin có đem lại hiệu quả hay không? Điều này còn phụ thuộc khá nhiều vào các yếu tố:

  • Cần đánh giá trang trại nuôi Gà của bạn có nguy cơ nhiễm Apv cao hay không? Nếu mức độ phơi nhiễm cao thì bạn nên tiến hành tiêm Vacxin Apv cho đàn Gà nuôi.
  • Mọi khả năng bệnh Apv ở Gà đều có thể xảy ra. Vì thế, việc tiêm Vacxin chưa chắc đã khiến Gà không dính bệnh. Do đó, người nuôi luôn đề cao cảnh giác và kết hợp vệ sinh chuồng trại nuôi. Đặc biệt, bạn phải luôn theo dõi đàn Gà để phát hiện kịp thời nếu Gà có dấu hiệu bệnh.
Phòng bệnh bệnh Apv ở gà bằng Vacxin
Phòng bệnh bệnh Apv ở gà bằng Vacxin

Bài viết chính là toàn bộ những chia sẻ từ Đá gà 247 liên quan đến bệnh Apv ở Gà. Hiện nay, bệnh này được nhận định là dễ nhầm lẫn với bệnh liên quan tới hô hấp ở Gà. Do đó, người nuôi cần thường xuyên theo dõi và kiểm tra đàn Gà nhà mình. Nếu phát hiện nghi ngờ nhiễm Apv bạn có thể đem Gà đến các trung tâm chẩn đoán. Họ sẽ đưa ra cho bạn kết quả chính xác về bệnh tình mà Gà đang mắc phải.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *