Cách điều trị và phòng ngừa bệnh đầu đen ở gà

Nhắc tới những căn bệnh phổ biến ở gà, chắc chắn không thể bỏ qua bệnh đầu đen. Đây là căn bệnh thường gặp, truyền qua đường tiêu hóa và rất khó để xử lý triệt để. Vậy làm thế nào để phòng ngừa và điều trị căn bệnh này? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

Nguyên nhân và những điều cần biết về bệnh đầu đen ở gà

Để biết cách điều trị và phòng ngừa bệnh đầu đen ở gà, bạn cần hiểu rõ về nguyên nhân và con đường truyền nhiễm của căn bệnh này.

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh đầu đen được gây ra bởi đơn bào Histomonas meleagridis. Đây là đơn bào sống ký sinh ở niêm mạc manh tràng và gan của gà. Histomonas meleagridis gây nên nhiều căn bệnh nguy hiểm, trong đó có bệnh đầu đen.

Nguyên nhân và những điều cần biết về bệnh đầu đen ở gà
Nguyên nhân và những điều cần biết về bệnh đầu đen ở gà

Đối tượng mắc bệnh

Bệnh đầu đen thường xuyên xuất hiện ở gà và các loài chim. Trong đó, gà tây nuôi chăn thả thường gặp phải căn bệnh này. Bệnh đầu đen xảy ra ở gà trong độ tuổi từ 2 tuần tuổi đến khoảng 4 tháng. Những chú gà chăn thả, sinh sống trong môi trường ô nhiễm trong giai đoạn sinh sản thường rất dễ gặp phải căn bệnh này.

Đường truyền bệnh

Bệnh đầu đen ở gà lây truyền chủ yếu qua đường tiêu hóa. Cụ thể, khi một chú gà khỏe mạnh ăn phải các loại thức ăn hay nước uống có nhiễm khuẩn sẽ bị mắc bệnh. Và khi sức đề kháng của gà bị suy giảm, bệnh sẽ phát tác.

Nguy hiểm hơn, khi gà có bệnh bài tiết, thải phân ra môi trường, mầm bệnh có thể có trong trứng giun kim hoặc phân gà. Sau đó mầm bệnh sẽ bị giun đất ăn và sẽ tồn tại trong môi trường rất lâu. Việc xử lý mầm của bệnh là rất khó. Nếu trong khu vực chăn nuôi có gà bị mắc bệnh đầu đen thì những lứa sau nuôi ở khu vực đó rất dễ mắc bệnh.

Triệu chứng bệnh đầu đen

Khi mắc bệnh đầu đen, trong 1 – 2 ngày, gà có thể bị tử vong dù chưa xuất hiện triệu chứng. Tuy nhiên, hầu hết các chú gà khi mắc bệnh sẽ có biểu hiện ủ rũ, rúc đầu vào cánh gà và có thể bị sốt cao. Một số cá thể sẽ đứng tụm vào khu vực có nắng ấm. Khi mắc bệnh, gà sẽ thải ra phân màu sáp màu vàng hoặc đen hoặc giống như gạch cua. Ngoài ra, mắt gà sẽ hõm sâu hơn và quầng mắt xuất hiện màu xanh tím, đầu gà sẽ xuất hiện màu đen. Vì thế được gọi là bệnh đầu đen.

Triệu chứng bệnh đầu đen
Triệu chứng bệnh đầu đen

Bệnh tích

Khi gà mắc bệnh đầu đen sẽ có một số biểu hiện bệnh tích như:

  • Bệnh tích ở gan: phần gan của gà sưng to, xuất hiện các vết hoại tử, có viền màu trắng, hơi lõm xuống, hình tròn.
  • Bệnh tích ở manh tràng: manh tràng của gà sẽ sưng to, gồ ghề. Bên trong manh tràng xuất hiện các chất cứng nhắc, màu trắng. Các chất này có thể xuất hiện ở cả ruột già.

Cách điều trị và phòng ngừa bệnh đầu đen ở gà

Bệnh đầu đen là căn bệnh nguy hiểm, có thể gây tử vong ở gà. Vậy cách phòng ngừa và điều trị căn bệnh này thế nào?

Cách điều trị bệnh đầu đen

Bệnh đầu đen cần được điều trị kịp thời bằng thuốc chứa Doxycycline. Bạn có thể tiêm trực tiếp cho gà hoặc trốn vào thức ăn, nước uống. Liều lượng thuốc cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ thú y và nhà sản xuất. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng thuốc chứa Sulfamonomethoxine, kết hợp với các loại vitamin, thuốc bổ gan và các loại men tiêu hóa cho gà. Đồng thời, bạn cần khử trùng chuồng nuôi, tăng cường chăm sóc khi gà nhiễm bệnh.

Cách điều trị và phòng ngừa bệnh đầu đen ở gà
Cách điều trị và phòng ngừa bệnh đầu đen ở gà

Cách phòng bệnh đầu đen

Để hạn chế các thiệt hại do bệnh đầu đen ở gà, bên cạnh việc điều trị, bạn nên làm tốt công tác phòng bệnh ngay từ đầu. Phòng bệnh tốt sẽ giúp gà tránh được căn bệnh nguy hiểm này.

Trước tiên, bạn cần thực hiện tốt công tác vệ sinh bằng cách đảm bảo thời gian trống chuồng. Giữa các lứa gà cần có thời gian làm sạch, khử trùng chuồng, không nuôi quá dày. Đồng thời không nuôi gà tây với các giống gà khác. Các lứa gà nên được chia thành các khu vực khác nhau, không nên nuôi quá nhiều lứa cạnh nhau.

Cách phòng bệnh đầu đen
Cách phòng bệnh đầu đen

Khi nuôi gà, cần thường xuyên vệ sinh, khử trùng khu vực gà sinh hoạt như chuồng nuôi, sân vườn. Những khu vực chăn nuôi cần được thường xuyên rắc vôi bột. Khi trời mưa, người nuôi không nên thả gà, kể cả khi trời mới mưa. Đặc biệt cần tẩy giun định kỳ cho gà và dọn thật sạch phân sau mỗi lần tẩy.

Nếu khu vực chăn nuôi gà đã có gà nhiễm bệnh, với những lứa gà tiếp theo, nên phòng tránh từ khi gà mới 20 ngày tuổi. Bạn có thể cho gà uống dung dịch bao gồm: 1g thuốc tím hoặc 2g sulfat, pha với 10 lít nước sạch, cho gà uống trong 1 – 2 giờ, phần thừa đổ bỏ. Cho gà uống cách liều, mỗi liều cách nhau 20 ngày để tăng cường sức đề kháng.

Cách phòng bệnh đầu đen
Cách phòng bệnh đầu đen

Trên đây là các thông tin liên quan tới bệnh đầu đen ở gà mà Trại gà 247 muốn chia sẻ đến cho bạn. Bạn cần đặc biệt lưu ý tới việc phòng trống cho gà, làm sạch chuồng trại để hạn chế tối đa việc lây chéo giữa các lứa gà. Bệnh đầu đen là một căn bệnh nguy hiểm. Vì thế cần phòng tránh để hạn chế việc lây nhiễm, tử vong ở gà nhé.

>> Xem thêm các bệnh về gà thường gặp:

Cách trị gà bị té gió

Gà chọi bị đi ngoài

Bệnh cầu trùng ở gà

Bệnh viêm ruột hoại tử ở gà

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *